Sai lầm lớn nhất mà các CEO thường mắc phải là gì?

Hãy nhớ rằng không có gì là tội lỗi khi sử dụng một giải pháp đã có sẵn nếu nó phù hợp với vấn đề mình cần giải quyết. Biết được khi nào cần phải sáng tạo thì cũng quan trọng như biết được khi nào không cần phải làm thế.

Leadership Insider là một cộng đồng mạng, cũng là nơi những nhân vật sâu sắc và có tầm ảnh hưởng nhất trong giới kinh doanh đóng góp các câu trả lời cho những câu hỏi về nghề nghiệp và kĩ năng lãnh đạo. Và đây là câu trả của Mike Tuchen, CEO của Talend, dành cho câu hỏi: “Sai lầm lớn nhất CEO thường mắc phải là gì?”

Chúng ta hãy đối mặt với nó. Hầu hết mọi người đều có thời điểm khó khăn trong việc thừa nhận rằng họ sai, nhưng thậm chí là khó khăn hơn khi bạn được xem là hình mẫu. Nhưng theo kinh nghiệm từng làm CEO của tôi tại một vài công ty thì thừa nhận thất bại là một bước rất quan trọng trên đường đến thành công. Đây là ý kiến của tôi về cách kiểm tra lại “cái tôi” để giúp bản thân mình và công ty.

Thừa nhận thất bại để hướng đến thành công

Mặc dù nhiều người tin rằng họ không thể thừa nhận thất bại bởi vì điều đó làm cho họ trông có vẻ yếu đuối và dễ tổn thương, nhưng sự thật là một nhà lãnh đạo thật sự tự làm cho mình yếu đuối hơn khi không thừa nhận các sai lầm. Nếu bạn phạm sai lầm, nhiều khả năng là các báo cáo trực tiếp của bạn đã gặp thất bại – vì ai cũng biết đến nó rồi.

Câu hỏi đặt ra ở đây là: bạn sẽ làm gì để sửa chữa sai lầm đó? Nếu bạn cố giả vờ rằng nó chưa xảy ra thì điều đó sẽ tạo ra một môi trường bị “cái tôi” dẫn dắt, khuyến khích người khác cũng phạm sai lầm và lờ đi những hậu quả. Nhưng, nếu bạn đối mặt với thất bại, hãy đặt câu hỏi xem mình đã làm điều gì sai và đưa vấn đề đó ra thảo luận, mổ xẻ. Toàn bộ công ty bạn sẽ có thể học được một điều gì đó từ nó, và điều này cũng sẽ giúp cho bạn và công ty tạo ra được một môi trường sẵn sàng học hỏi.

Yêu cầu mọi người có những phê bình

Một số phản hồi quan trọng nhất liên quan đến sự hiệu quả trong công việc của bạn rất thường bị bỏ qua. Là CEO, rất cần phải nhận phản hồi, nhưng chấp nhận chúng thì quả thật không hề dễ dàng. Các nhân viên không thể chủ động nói đến những vấn đề về sự hiệu quả của bạn trong công việc vì họ cứ cho rằng bạn chỉ muốn nghe điều tốt đẹp.

Đó là lý do vì sao tất cả các quản lý cấp độ C, và đặc biệt là các CEO, nên có các đợt đánh giá, cho phép những người quen với việc đó cung cấp phản hồi, cả giấu tên lẫn công khai. Cách bạn phản ứng với phản hồi đó là rất quan trọng (xem lại lời khuyên trước). Bạn phải nỗ lực có ý thức để cho mọi người biết rằng bạn rất vui vì họ đã khiến cho bạn chú ý đến vấn đề đó, và rồi hãy thảo luận về việc làm thế nào và tại sao điều đó lại xảy ra được, cũng như cách để tránh lặp lại nó trong tương lai. Sau đó, hãy tiến hành những bước tiếp theo để cải thiện nó.

Hãy biết được là mình không biết chuyện gì

Không thể nào biết được mọi thứ cần thiết để quản lý thành công một công ty; chìa khóa ở đây là ‘hãy biết được là mình không biết chuyện gì’ và yêu cầu mọi người giúp đỡ. Hãy “bao” xung quanh bạn – cả trong công ty lẫn các mối quan hệ bên ngoài – bằng những người thông minh có các kĩ năng và xuất thân khác nhau. Khi bạn không hiểu cách giải quyết một vấn đề nào đó, cho dù đó là về văn hóa, điều hành hay chiến lược marketing, hãy kiếm một người phù hợp trong số đó.

Nếu vấn đề đó thỉnh thoảng mới xảy ra, thì bạn có thể gọi cho một nguồn trợ giúp bên ngoài, chẳng hạn như một nhân viên tư vấn hoặc thậm chí là một cố vấn. Nếu chuyện đó cứ lặp đi lặp lại thì bạn cần phải tạo ra một vị trí mới, làm việc toàn thời gian trong công ty để xử lý nó.

Những nguồn trợ giúp bên ngoài có giá trị đặc biệt khi bạn gặp phải một vấn đề mới hoặc duy nhất. Bằng cách nhờ nguồn đó, bạn có thể khám phá ra rằng đã có giải pháp dành cho điều đó, giúp cho bạn không cần phải tốn thời gian và công sức nghĩ cách làm điều đã có sẵn, hoặc là bạn có thể biết được rằng mọi người cũng đang vật lộn với những vấn đề tương tự, và trong trường hợp nào thì bạn không cần phải ngại đến chuyện sáng tạo ra cái mới và tạo ra giải pháp cho riêng mình.

Hãy nhớ rằng không có gì là tội lỗi khi sử dụng một giải pháp đã có sẵn nếu nó phù hợp với vấn đề mình cần giải quyết. Biết được khi nào cần phải sáng tạo thì cũng quan trọng như biết được khi nào không cần phải làm thế.

Một trong những sai lầm lớn nhất mà CEO có thể mắc phải là giả vờ hoàn hảo. Thừa nhận sai lầm là cho thấy rằng bạn yếu đuối và dễ bị tổn thương, giúp cho cả bạn lẫn công ty trở nên mạnh hơn. Các cá nhân hay tổ chức thường hay “đổ thừa” thất bại cho một điều gì đó chứ không phải là do sự làm việc “dưới chuẩn” hay điều hành kém hiệu quả. Nhưng cứ chơi trò “đổ thừa” thì không thể tạo ra được sự phát triển hay tốt đẹp hơn.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *