Kinh nghiệm để thành lập công ty con

– Khả năng huy động vốn: công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu, còn công ty cổ phần có thể phát hành cả trái phiếu và chứng khoán để huy động vốn.

Kinh doanh thương mại tại VN ngày càng phát triển, nhu cầu mở thêm công ty con, chi nhánh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh doanh của các công ty lớn càng ngày càng tăng cao.
1. Điều kiện để một công ty được coi là công ty mẹ:

Theo khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp có quy định như sau: Một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu xảy ra một trong các trường hợp được nêu sau đây:

a) Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần phổ thông đã phát hành của công ty đó;

b) Có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của công ty đó;

c) Có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của công ty đó.

2. Điều kiện của người là giám đốc công ty con

Nếu công ty bạn hiện nay đang là công ty TNHH thì giám đốc công ty mẹ được phép làm giám đốc của công ty con ngoại trừ trong trường hợp đối với công ty con của công ty có phần vốn góp hoặc cổ phần của Nhà nước chiếm trên 50% vốn điều lệ thì ngoài các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định của luật doanh nghiệp, Giám đốc (hoặc Tổng giám đốc) không được là vợ hoặc chồng, cha, cha nuôi, mẹ, mẹ nuôi, con, con nuôi, anh, chị, em ruột của người quản lý và người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý của công ty mẹ.

3. Công ty con là công ty cổ phần thì Giám đốc không được đồng thời là giám đốc của doanh nghiệp khác

Điều 116 Luật Doanh nghiệp quy định: Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty cổ phần không được đồng thời làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác. Do vậy, nếu công ty con là công ty cổ phần thì giám đốc công ty mẹ không thể đồng thời làm giám đốc công ty con (công ty cổ phần).

4. Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là cổ phần hoặc trách nhiệm hữu hạn:

Tùy vào quy mô kinh doanh, khả năng mở rộng hoạt động, nhu cầu vốn điều lệ… mà bạn có thể lựa chọn loại hình công ty cho công ty con là trách nhiệm hữu hạn hay cổ phần. Mỗi loại hình công ty đều có những ưu điểm và khuyết điểm tùy theo đánh giá của người sáng lập dựa vào nhu cầu của mỗi người. Chúng tôi xin đưa ra một vài ý kiến để các bạn có thể tham khảo và so sánh như sau:

– Về số lượng thành viên: công ty trách nhiệm hữu hạn giới hạn số lượng tối đa người tham gia góp vốn không quá 50, còn công ty cổ phần thì không hạn chế.

– Khả năng huy động vốn: công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ được phát hành trái phiếu, còn công ty cổ phần có thể phát hành cả trái phiếu và chứng khoán để huy động vốn.

– Về chuyển nhượng vốn:

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn và không được làm thủ tục chuyển nhượng vốn góp trừ khi xin chuyển đổi sang công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên. Về thủ tục chuyển nhượng, thành viên chuyển nhượng phải ưu tiên chào bán cho thành viên khác trước khi chào bán ra bên ngoài.

Công ty cổ phần thì cổ đông được quyền làm thủ tục chuyển nhượng cổ phần tự do trừ trường hợp trong thời hạn 3 năm kể từ ngày công ty được cấp đăng ký kinh doanh thì cổ đông sáng lập chỉ được chuyển nhượng cho người ngoài khi được đại hội đồng cổ đông chấp thuận.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *